Ù tai trái là dấu hiệu của bệnh gì? Ù tai trái hay còn gọi là chứng tai ù một bên, tưởng chừng như không có gì đáng ngại nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của một số người. Triệu chứng này khá thường gặp khi bệnh nhân tiếp xúc với môi trường có nhiều tiếng ồn, bị stress, chấn thương ở vùng đầu cổ, nút ráy tai bịt lỗ tai,…Tình trạng tai bị ù một bên diễn ra khá phổ biến, ảnh hưởng do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tai bị ù một bên tai phải hoặc tai trái nghĩa là hiện tượng không nghe rõ âm thanh từ bên ngoài một cách trọn vẹn. Bên trong tai xuất hiện tiếng ù văng vảng như tiếng gió thổi, ve kêu, muỗi bay…vô cùng khó chịu. Tình trạng này nếu để kéo dài trong nhiều tháng có thể khiến cho thính lực của người bệnh giảm sút nghiêm trọng, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.

Trên thực tế, tai bị ù một bên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nó có thể ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt hằng ngày, làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn. Chứng ù tai trái cũng có thể là một dấu hiệu “cảnh báo” các bệnh lý nguy hiểm cần sớm điều trị. Việc xác định rõ nguyên nhân gây ù tai là rất quan trọng, do vậy bệnh nhân nên tìm đến cơ sở y tế sớm khi có dấu hiệu bị ù tai một bên.

Bị ù tai trái liệu có xảy ra các biến chứng trầm trọng? Nếu ù tai trái kéo dài có khả năng ảnh hưởng sức nghe âm thanh như thế nào? Đây là triệu chứng của bệnh gì, có cách chữa trị hay khắc phục như thế nào? Wiki FCarePlus sẽ giúp bạn tìm hiểu và giải đáp các thắc mắc qua những thông tin sau.

>>> Xem thêm: Top 10 nguyên nhân gây Ù tai bạn nên lưu ý

1. Ù tai trái là gì?

Ù tai trái là trường hợp một bên tai trái của bạn khó có thể cảm nhận được trọn vẹn các âm thanh từ môi trường bên ngoài một cách rõ ràng. Trong tai bị ù sẽ xuất hiện những âm thanh lạ như: Tiếng ve kêu, tiếng chuông reo, tiếng gió thổi, tiếng sóng vỗ……gây cảm giác rất khó chịu. 

Khi bị ù tai trái, bạn không nên chủ quan vì đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu không được điều trị sớm, chứng ù tai này có thể ảnh hưởng tới tâm lý, giao tiếp cũng như chất lượng cuộc sống của bạn.

Khoảng 50 triệu người Mỹ đã trải qua các triệu chứng ù tai, 2 triệu người trong số họ phải trải qua các triệu chứng nghiêm trọng gây suy nhược cơ thể, thậm chí bị trầm cảm. Tại Việt Nam, hiện nay số người bị ù tai, gặp các vấn đề về thính lực cũng không ngừng tăng lên và ngày càng trẻ hóa.

Ù tai trái là trường hợp phổ biến mà mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải. Thông thường tai bị ù một bên sẽ đi kèm với nhiều dấu hiệu nhận biết khác nhau, cụ thể:

  • Cảm thấy có các âm thanh lạ như tiếc ve kêu, muỗi bay…xuất hiện ở bên trong tai, khiến cho sức nghe bị giảm sút.
  • Có cảm giác đau nhức ở bên trong tai vô cùng khó chịu, đặc biệt cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn nếu người bệnh bị thủng màng nhĩ.
  • Giảm sức nghe của người bệnh, khó phân biệt được những tín hiệu hay các âm thanh giống nhau.
  • Nặng tai, một bên tai chảy dịch nâu vàng, đôi khi có lẫn máu, có thể có mùi hoặc không mùi.

Trong một số trường hợp khác, tai bị ù một bên còn kèm theo triệu chứng đau nửa đầu ứng với một bên tai bị đau…Tai bị ù một bên trái hoặc phải chớ nên chủ quan, xem nhẹ. Bởi tình trạng này nếu để kéo dài có thể gây ra các tác hại như:

  • Gây căng thẳng, stress kéo dài, từ đó khiến cho cơ thể mệt mỏi, uể oải, suy nhược, tăng cao nguy cơ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Hiện tượng tai bị ù một bên để lâu sẽ gây tổn thương trực tiếp đến ốc tai, dây thần kinh tai dẫn đến mất thăng bằng, không làm chủ được cơ thể, đầu bị nghiêng về 1 phía.
  • Nguy hiểm hơn, tình trạng này có thể khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ bị điếc tai, mất thính lực không thể phục hồi…

2. Nguyên nhân gây Ù tai trái do đâu?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng ù tai trái một bên thường xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu như:

Thói quen không tốt

Nghe nhạc một bên tai với cường độ âm thanh lớn, không vệ sinh vùng tai sạch sẽ thường xuyên, gây bít tắc lỗ tai, ù tai.

Tác động từ môi trường sống 

Thường những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn quá lớn sẽ khiến cho tình giác bị tổn thương nghiêm trọng, từ đó dẫn đến tình trạng tai bị ù một bên hoặc cả hai bên.

Vấn đề tuổi tác

Khi tuổi càng cao thì quá trình lão hoá cơ quan thích giác diễn ra càng nhanh. Theo đo sẽ gây ra hiện tượng tai bị ù một bên, thậm chí lâu dần có thể dẫn đến điếc tai đột ngột.

Bệnh tai mũi họng

Mắc phải các bệnh lý viêm tai ngoài, viêm tai giữa, tắc vòi nhĩ, thủng màng nhĩ, dị vật trong tai, viêm xoang…là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tai bi điếc một bên.

Bên cạnh đó, sử dụng các loại thuốc gây ảnh hương đến thính giác, gặp phải các chấn thương ở vùng đầu, tai nạn do ngoáy tai quá sâu…cũng có thể khiến tai bị điếc một bên.

3. Bệnh lý nguy hiểm gây ra dấu hiệu Ù tai trái

Có rất nhiều bệnh lý nguy hiểm gây ra các dấu hiệu bị ù tai trái như:

Xơ cứng tai

Cấu trúc tai giữa bất thường khiến âm thanh không đi qua chuỗi xương tai, cản trở âm thanh tiếp cận vùng tai trong, dẫn đến ù tai, điếc tai. Tình trạng này xảy ra do yếu tố di truyền, có thể gây ù tai một bên hoặc cả hai bên.

Viêm xoang

Dịch tiết từ xoang viêm chảy ngược vào vòi nhĩ gây viêm tắc vòi nhĩ, viêm tai giữa,… sẽ dẫn đến hiện tượng bị ù tai trái, đầy nặng tai, đau mặt, tắc ngạt mũi, chảy dịch mũi, hơi thở hôi, mất ngửi,…

Viêm dây thần kinh thính giác

Các bệnh lý như zona thần kinh ở mặt, quai bị,… khiến dây thần kinh thính giác bị tổn thương, sưng viêm, các tín hiệu truyền về não bị sai lệch, gây ra tình trạng bị ù tai trái hoặc phải, một số bệnh nhân bị mất cử động mắt, lác mắt, nhức đầu từng cơn,…

Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây ù tai xuất phát từ các bệnh tai mũi họng điển hình dưới đây:

Viêm tai

Các dạng bệnh viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm tai trong đều cản trở quá trình âm thanh tiếp xúc với các tế bào cảm thụ âm thanh, gây suy giảm thính giác, biểu hiện là chứng ù tai trái, ù tai phải hoặc ù cả 2 tai, kèm theo chảy dịch tai, đau ngứa tai,…

Côn trùng lọt vào tai

Nếu không may bị côn trùng lọt vào tai, người bệnh sẽ cảm thấy đau và ngứa tai một bên, có tiếng ù ù, vo ve bên trong tai trái, chảy dịch tai,… Axit do côn trùng tiết ra có thể phá hủy cấu trúc tai khiến bệnh nhân mất thính lực hẳn.

Ngoài ra, một số bệnh lý toàn thân gây hiện tượng bị ù tai trái như cao huyết áp, thiếu máu lên não, u thần kinh,…

4. Ù tai trái có phải dấu hiệu mắc bệnh nguy hiểm?

Thống kê cho thấy, có khoảng 17% dân số trên toàn thế giới mắc phải chứng ù tai, không ít trong số đó gặp phải tình trạng ù tai trái. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ù tai trái như: Thói quen đeo tai nghe một bên; do tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài; vệ sinh tai mũi họng kém; vấn đề tuổi tác; sử dụng thuốc,…

Ngoài những nguyên nhân cơ bản trên thì ù tai trái còn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm mà bạn không thể coi thường. Dưới đây là những bệnh nguy hiểm bạn có thể đang gặp phải nếu thấy xuất hiện chứng ù tai trái như:

4.1 Các bệnh về xương quai hàm

Khi thấy các dấu hiệu ù tai trái, có thể bạn đang mắc phải các bệnh về xương quai hàm, điển hình là chứng TMJ (Temporomandibular Joint) là chứng rối loạn ở khớp thái dương và hàm.

Nếu mắc chứng bệnh này, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn ở khu vực khớp xương hàm và các cơ xung quanh. Những dấu hiệu điển hình là bệnh nhân sẽ cảm thấy đau cổ, đau đầu, hai vai, co cứng quai hàm. Đặc biệt, bệnh nhân sẽ cảm thấy bị ù tai một hoặc hai bên, thậm chí có thể bị mất thính giác.

4.2 Xơ cứng tai

Xơ cứng tai là một trong những tình trạng rối loạn di truyền với những tổn thương điển hình tại vùng xơ vữa, bên trong lớp sụn của xương thái dương. Chứng bệnh này thường gặp chủ yếu ở phụ nữ và có thể dẫn đến chứng ù tai. Nặng hơn, nó có thể dẫn đến chứng bệnh điếc dẫn truyền hay điếc thần kinh giác quan.

Hiện nay, xơ cứng tai đã có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu trong gia đình có người bị bệnh xơ cứng tai thì nguy cơ bị bệnh của bạn sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với người không có tiền sử gia đình gặp phải chứng bệnh này.

4.3 Bị chấn thương vùng đầu và cổ

Khi bị chấn thương ở đầu, rất có thể bạn sẽ gặp phải những tình trạng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ù tai,…..Nhiều khi bạn vô tình gặp chấn thương mà không hề hay biết hoặc để ý tới.

Vì vậy, khi thấy bị ù tai hoặc ù tai trái, trái kèm theo những biểu hiện như trên thì tốt nhất, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, tránh những di chứng về sau.

4.4 Mắc bệnh về thận

Theo đông y, thận khai khiếu ra tai, hay nói cách khác, chức năng, sức khỏe của thận ảnh hưởng trực tiếp đến thính lực. Theo đó, khi thận khí kém thì tai ù, kém quá thì tai sẽ bị điếc. Vì vậy, khi mắc các bệnh về thận, người mắc sẽ có nguy cơ bị ù tai, nghe tiếng kêu trong tai.

4.5 Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu thấy hiện tượng ù tai trái, kèm theo triệu chứng đau tai, tai chảy nước,… thì rất có thể bạn đang bị viêm tai giữa.

4.6 Tuần hoàn máu kém

Bệnh suy giảm tuần hoàn máu xảy ra do máu trong cơ thể không được lưu thông tốt, dẫn tới các rối loạn tuần hoàn, trong đó có rối loạn tuần hoàn máu đến tai. Tình trạng này sẽ khiến bạn bị ù tai, nghe tiếng ve kêu trong tai.

4.7 Các bệnh nguy hiểm khác

Ngoài ra, ù tai trái còn có thể là dấu hiệu của những chứng bệnh nguy hiểm khác như bệnh Meniere (áp lực bất thường của chất dịch nhầy ở tai trong), cao huyết áp, tiểu đường, u dây thần kinh số 8 hay viêm mũi dị ứng,… Ù tai nếu không được chẩn đoán sớm và có những phương pháp điều trị kịp thời thì dễ gây biến chứng khôn lường cho sức khỏe, điển hình nhất là điếc tai.

5. Ù tai trái và cách phòng ngừa như thế nào?

Tình trạng ù tai trái tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm, nó có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Nếu đang bị ù tai trái, bạn có thể thực hiện một số phương pháp hữu ích giúp cải thiện tình trạng như:

Nhai kẹo cao su

Nhai kẹo cao su là mẹo chữa ù tai trái được nhiều người áp dụng và nhận thấy hiệu quả khá tích cực. Bạn hãy thử xem nhé!

Ngáp đúng cách

Ngáp cũng là một trong những mẹo chữa ù tai trái hiệu quả. Khi ngáp, bạn cần lưu ý không nuốt nước bọt để mang tới hiệu quả cao hơn.

Gõ trống tai

Bạn có thể gõ trống tai bằng cách úp 2 lòng bàn tay vào 2 bên tai, các ngón tay xuôi về phía sau, hơi khum lại, ấn thành nhịp một nặng một nhẹ. Thực hiện thao tác này liên tục khoảng 30 lần. Sau đó, bạn sử dụng 2 ngón trỏ và ngón giữa gõ vào phía sau tai khoảng 30 lần.

Sử dụng muối hột

Bạn cũng có thể sử dụng một chút muối hột đem rang lên cho nóng, sau đó cho vào túi nhỏ rồi chườm quanh tai trái khi còn ấm. Hơi nóng dịu nhẹ từ muối sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Massage tai thường xuyên

Bạn thực hiện bằng cách sau: Đặt hai lòng bàn tay lên tai trái, từ từ xoa vành tai theo hình tròn trong khoảng thời gian 1 phút tới khi cả hai tai có cảm giác nóng lên. Sau đó, dùng ngón tay giữa bịt vào lỗ tai rồi kéo tay ra, làm nhanh lặp đi lặp lại khoảng 50 lần.

Sử dụng tiếng ồn trắng

Tiếng ồn trắng là những âm thanh như: Tiếng kêu đều đều của quạt, tiếng mưa rơi, tiếng thác nước chảy,… Sử dụng những âm thanh này sẽ giúp bạn nhanh chóng quên đi tiếng ù ù trong tai trái.

Hít thở sâu

Bạn có thể thực hiện cách hít thở sâu như: Hít vào qua mũi và thở ra bằng miệng. Trong khi thở ra, hãy tập trung vào việc giải phóng sự căng thẳng. Điều này tạo ra hiệu ứng làm dịu toàn bộ cơ thể. Bạn có thể lặp lại 3 – 4 lần hoặc cho tới khi thực sự thấy thoải mái, cảm giác ù tai không còn.

Lời nhắn từ Wiki FCarePlus

“Sức khỏe là một tài sản quý giá, đừng đợi đến lúc mất đi rồi mới tìm cách khắc phục thì dù có tiêu tốn bao nhiêu sức lực và của cải cũng không thể cứu chữa được. Hãy nhớ rằng bất ổn sức khỏe là do sự mất cân bằng trong cơ thể và số lượng tế bào chết đi quá nhiều.”

Vậy nên, bên cạnh việc việc tìm lời khuyên sức khỏe từ các Bác sĩ, chuyên gia, bạn hãy dành thời gian quan tâm và lắng nghe tế bào cơ thể mình nhiều hơn bằng cách hãy tự hỏi tế bào của mình “Tế bào ơi, bạn cần gì?” Hãy bắt đầu quan tâm đến việc bổ sung những nguồn dinh dưỡng tạo nên tế bào của bạn. Hãy uống nước đúng cách, nghỉ ngơi và luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày các bạn nhé!

Bài viết được tham khảo TẠI ĐÂY!

Đăng ký nhận thông tin mới nhất qua Email

       

KATHY

Một thế giới cảm xúc khác trong từng bài viết nhằm truyền tải những thông tin hữu ích đến từng bạn đọc

Thảo luận (Nhớ check vào ô thông báo để nhận thông báo khi có người phản hồi nhé!)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.