Đau dạ dày khi mang thai là tình trạng bệnh lý khá phổ biến ở các mẹ bầu giai đoạn hiên nay. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Có nhiều câu hỏi về triệu chứng đau dạ dày khi mang thai? những cách điều trị hiệu quả? được gửi tới Wiki Fcareplus. Vì vậy trong bài viết này chúng tôi xin được trả lời những câu hỏi liên quan đến bệnh đau dạ dày ở phụ nữ mang thai, để các mẹ có thể nắm rõ hơn nhé.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày khi mang thai từ đâu?

Hỏi: Từ khi mang bầu 3 tháng tôi phát hiện mình bị bệnh lý dạ dày và rất khó chịu. Xin hỏi nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do đâu?

Trả lời: Phụ nữ khi mang thai luôn đứng trước tình trạng nguy cơ cao về mắc các bệnh lý dạ dày. Trong suốt thai kỳ, bệnh dạ dày có thể xuất hiện luôn ở 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, hoặc 3 tháng cuối. Điều này tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu vì bệnh lý dạ dày xuất hiện là do nội tiết hay đổi. Và tất nhiên đây chỉ là 1 trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này ở mẹ bầu.

Xin được chia sẻ những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau dạ dày ở phụ nữ mang thai:

+ Do nội tiết thay đổi:

Đây được xem là nguyên nhân đầu tiên. Khi có bầu phụ nữ sẽ thay đổi đột ngột về số lượng hormone Progesterone. Một loại hormone có nhiệm vụ giữ thai. Tuy nhiên khi nó bị đột ngột gia tăng sẽ gây ra tình trạng nhu động ruột bị tác động.

Từ đó ổ bụng của mẹ bầu bị gây áp lực và dẫn đến kích thích dạ dày. Co bóp liên tục, tiết nhiều dịch vị dạ dày và gây ra những cơn đau. Đó là tất cả biểu hiện đau dạ dày do nội thiết tố thay đổi gây ra.

+ Ốm nghén gây đau dạ dày:

Đây cũng là một nguyên nhân khá phổ biến khiến mẹ bầu bị bệnh lý dạ dày. Nôn, buồn nôn và ốm nghén kéo dài khiến mẹ bầu bị kích thích nhu động ruột. Rồi tiếp đó là kích thích dạ dày tăng tiết dịch quá mức gây đau. Như vậy có thể thấy ốm nghén cũng là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày khi mang thai.

Buồn nôn, nôn biểu hiện ốm nghén dễ gây tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai

+ Thay đổi thói quen ăn uống ở mẹ bầu:

Đây cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày ở phụ nữ mang thai. Nhiều mẹ bầu có sở thích thèm ăn chua, và những thực phẩm nhiều acid chính sẽ ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày.

Một số phụ nữ mang thai chủ quan không để tâm đến giờ giấc ăn uống. Để quá bụng quá đói hoặc quá no diễn ra thường xuyên cũng ảnh hưởng tới dạ dày.

Thêm nữa nhiều mẹ bầu có những thói quen ăn uống không tốt, uống chất kích thích, rượu, bia, cafe. Những thực phẩm này cũng ảnh hưởng tới dạ dày.

+ Căng thẳng, thức khuya ở phụ nữ mang thai cũng gây đau dạ dày. Điều này dễ xảy ra với những phụ nữ mang thai lần đầu.

Những triệu chứng đau dạ dày khi mang thai và 5 dấu hiệu nhận biết là gì?

Câu hỏi: Tôi đang mang thai ở tuần 18 thỉnh thoảng có hiện tượng ợ hơi, ợ chua rất giống với bị đau dạ dày. Xin hỏi nếu bị đau dạ dày khi mang thai sẽ có những triệu chứng và dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Trả lời: Nếu bạn đang ở tuần 18 thì tức là đang trong giai đoạn giữa của thai kỳ. Vì bạn không nói rõ về biểu hiện nên chúng tôi sẽ đưa ra thông tin triệu chứng đau dạ dày để bạn nắm rõ.

Trong thai kỳ mẹ bầu dễ bị đau dạ dày do những nguyên nhân đã nêu ở trên. Và sẽ có một số triệu chứng điển hình dưới đây:

+ Ợ chua, đầy hơi và ợ nóng: triệu chứng này xảy ra ở cả lúc đói và lúc no. Ợ chua thường xảy ra ở mẹ đầu trong giai đoạn đầu thai kỳ. Còn đầy hơi ợ nóng sẽ xuất hiện nhiều hơn ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ.

+ Chướng bụng, kém ăn: Triệu chứng này xuất hiện khi mẹ bầu ăn thức ăn khó tiêu hóa. Đây cũng là một dấu hiệu của bệnh đau dạ dày ở phụ nữ mang thai. Bụng luôn có biểu hiện no và không thấy đói không thèm ăn.

ợ chua khó chịu gây ra tình trạng chán ăn ở phụ nữ mang thai

+ Nôn và buồn nôn: triệu chứng này xuất hiện còn gọi là trào ngược dạ dày. Cảm giác đầy bụng khó tiêu và buồn nôn là những dấu hiệu không thể bỏ qua. Nhiều mẹ bầu gặp triệu chứng này và đều sẽ thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi.

+ Xuất hiện triệu chứng đau bụng vùng bên trên rốn: Triệu chứng này xuất hiện kèm theo những cơn đau bụng âm ỉ, rồi chuyển sang đau dữ dội.

+ Xuất huyết đường tiêu hóa: Đây là triệu chứng đau dạ dày nặng nhất khi mang thai. Khi có triệu chứng này cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là 5 triệu chứng và dấu hiệu nhận biết khi mẹ bầu bị đau dạ dày. Để có hướng điều trị tốt nhất mẹ bầu nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị sớm.

Làm thế nào để phòng và kiểm soát cơn đau dạ dày khi mang thai?

Hỏi: Xin được hỏi có cách gì để phòng bệnh đau dạ dày khi mang thai và kiểm soát được tình trạng này hay không?

Trả lời:

Trong tất cả những giai đoạn của thai kỳ, mẹ bầu đều cần được chăm sóc chu đáo nhất. Chỉ khi mẹ khỏe thì em bé trong bụng mới có thể phát triển khỏe mạnh được. Vì vậy để có thể phòng bệnh đau dạ dày trong giai đoạn thai kỳ chúng tôi xin đưa ra lời khuyên như sau:

+ Mẹ bầu nên giữ cho mình tâm thế thoải mái. Không nên quá lo lắng hoặc thức khuya và suy nghĩ quá nhiều. Bới đây chính là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày khi mang thai.

+ Hãy tập cho mình thói quen luyện tập thể thao phù hợp với từng giai đoạn thai kỳ. Ăn uống lành mạnh khoa học để phòng chống đau dạ dày khi mang thai.

+Cố gắng kiểm soát tình trạng ốm nghén: Bởi ốm nghén là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau dạ dày khi mang thai. Vậy bạn có thể kiểm soát ốm nghén thế nào?

Ăn uống khoa học là cách kiểm soát phòng chống đau dạ dày kho mang thai hiệu quả
  • Hãy uống đủ nước, uống nước đúng giờ không nên để bị quá khát. Ăn nhiều rau xanh hoa quả tươi
  • Hạn chế tối đa những thực phẩm chiên, xào nhiều dầu mỡ. Tránh ăn đồ chua và thực phẩm có mùi tanh
  • Có thể bổ sung nghệ vào các món ăn hàng ngày. Hoặc dùng tinh bột nghệ pha uống lúc ấm cũng rất tốt.
  • Không nên ăn quá no, ăn vừa đủ và chia nhiều bữa trong ngày. Ăn uống cần bằng dinh dưỡng để bổ sung dưỡng chất cho con.
  • Tránh một số thực phẩm có tác dụng gây co thắt tử cung. Lựa chọn chế độ ăn nhạt và ít đường.

Vậy cách kiểm soát cơn đau dạ dày khi mang thai thế nào?

Hỏi: Tôi nghe nói muốn phòng chống bệnh đau dạ dày khi mang thai cần phải kiểm soát được các triệu chứng khi mang thai thật tốt. Xin hỏi có đúng vậy không và cách kiểm soát như thế nào?

Trả lời: Trong giai đoạn thai kỳ bệnh lý đau dạ dày khá nguy hiểm, đặc biệt ở những tháng đầu. Những cơn đau mạnh của hội chứng đau dạ dày có thể gây xảy thai. Chính vì vậy việc kiểm soát các triệu chứng ốm nghén vô cùng quan trọng. Nó giúp mẹ bầu phòng chống đau dạ dày khi thai kỳ khá hiệu quả.

Học cách kiểm soát đau dạ dày khi mang thai hiệu quả

Chúng tôi xin được đưa ra một số giải pháp kiếm soát ốm nghén như sau:

Cách kiểm soát giảm chứng ợ nóng khi mang thai

Đây là một triệu chứng dễ gặp ở bất kỳ mẹ bầu nào. Nó có thể dẫn đến một số triệu chứng như: buồn nôn, đau bụng khó chịu. Đây cũng là biểu hiện dễ dẫn đến tình trạng đau da dày khi mang thai.

Hãy bắt đầu kiểm soát chứng ợ nóng khi mang thai với những cách sau:

+ Tìm cách trung hòa Axit trong dạ dày bằng cách bổ sung thêm vào chế độ ăn: sữa, phô mai, sữa chua. Đây là những thực phẩm có chứa nhiều Canxi một trong những khoáng chất thiết yếu hỗ trợ ngăn ngừa các cơn đâu dạ dày khi mang thai hiệu quả.

+ Phòng chống ợ nóng, đau dạ dày khi mang thai bằng cách ăn chậm và nhai thât kỹ.

+ Hạn chế ăn những thực phẩm chiên xào, chứa chất kích thích, hay đồ uống có ga. Đây là những loại có thể gây trào ngược, gây đau dạ dày khi mang thai.

+ Xây dựng một chế độ ăn khoa học, không ăn no trước khi ngủ, không ăn quá nhiều trong 1 bữa. Hãy chia nhỏ bữa ăn để phòng chống đau dạ dày khi mang thai.

+ Khi ngủ hãy nằm nghiêng sang phía bên trái, và kê cao gối khi ngủ cũng tránh được tình trạng ợ nóng khi mang tha.

Phòng chống đau dạ dày khi mang thai bằng cách giảm Stress, hạn chế mệt mỏi

Để phòng chống đau da dày khi mang thai, hãy giảm tình trạng căng thắng ở mẹ bầu. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh lý dạ dày ở phụ nữ có thai. Trong suốt thai kỳ mẹ đầu nên cân bằng cảm xúc, luôn vui vẻ thoải mái để tránh được tình trạng này. Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau dạ dày khi mang thai.

Luôn giũ tâm trạng thoải mái để không bị stress gây đau dạ dày khi mang thai

+ Hãy ngủ đủ 8 tiếng trong ngày, buổi trưa cũng nên dành từ 30 phút đến 1 tiếng để nghỉ ngơi. Mẹ bầu tránh thức quá muộn không tốt co sức khỏe và dễ gây ra bệnh lý dạ dày khi mang thai.

+ Hãy luôn tìm cách để cơ thể và tâm trạng được thư giãn: Nghe nhạc, massage, hoặc đi dạo…

+ Nghĩ đến phương án tập yoga, một bộ môn giúp mẹ bầu mạnh khỏe và phòng chống đau dạ dày khi mang thai hiệu qủa

+ Nếu đã chớm đau dạ dày, hãy nghỉ ngơi thư giãn, không làm việc nặng để bệnh không trở nặng hơn.

Một số mẹo dân gian trị đau dạ dày khi mang thai

Hỏi: Tôi rất muốn biết một số phương pháp dân gian an toàn hiệu quả cho thai phụ. Hãy cho chúng tôi thông tin điều trị đau dạ dày khi mang thai từ những thảo dược dân gian?

Trả lời: Đối với các mẹ bầu nếu bị đau dạ dày khi mang thai việc ứng dụng các bài thuốc dân gian khá an toàn. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số bài thuốc giúp mẹ bầu điều trị đau dạ dày khi mang thai hiệu quả.

+ Sử dụng cây nha đam(cây lô hội): Bài thuốc trị đau dạ dày khi mang thai từ nha đam được nhiều mẹ bầu ứng dụng. Cách dùng: lấy lá cây rửa sạch, bỏ vỏ cắt khúc thịt trong lá cho vào nồi đun với nước. Dùng nước đó uống trong ngày, sử dụng liên tục sẽ giúp hỗ trọ điều trị bệnh lý dạ dày hiệu quả.

+ Sử dụng nghệ, tinh bột nghệ: Bài thuốc này được rất nhiều người ứng dụng. Và tất nhiên nó an toàn với phụ nữ mang thai. Có thể dụng tinh bột nghệ trộn với sữa chua ăn hàng ngày. Cũng có thể pha bột nghệ với mật ong nước ấm uống 2 lần sáng tối trước ăn.

Sử dụng tinh bột nghệ là bài thuốc trị đau dạ dày khi mang thai hiệu quả

+ Chữa đau dạ dày khi mang thai bằng dàu dừa. Cách dùng pha 1 thìa dầu dừa (nguyên chất) với nước ấm và uống trước bữa ăn 3 0 phút.

+ Điều trị đau dạ dày khi mang thai với gừng tươi: Cách dùng thái nhỏ gừng tươi sau đó đem hãm nước sôi để ấm rồi uống

Đau dạ dày khi mang thai có nên sử dụng thuốc giảm đau?

Hỏi: Cho hỏi tôi hiện nay đã có bầu 5 tháng và đang bị đau dạ dày. Cho hỏi khi đau quá tôi có thể sử dụng thuốc giảm đau được không?

Trả lời: Thục chất không kể mẹ bầu nếu người bình thường khi sử dụng giảm đau đều cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Khi có thai điều này cần thực hiện tốt hơn bình thường. Bị đau dạ dày khi mang thai dù có sử dụng thuốc tay hay thuốc nam thì đều có tác dụng phụ. Mẹ bầu nên cân nhắc thật kỹ và hỏi ý kiến bác sĩ trước bất cứ dự dịnh dùng thuốc gì? Điều này giúp bạn tránh được một số tình trạng không mong muốn như: Sảy thai, sinh non ha dị tật ở thai nhi…

Mẹ bài không nên sử dụng thuốc giảm đau khi bị đau dạ dày

Thuốc sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cả mẹ và bé ở từng giai đoạn trong hai kỳ.

Ở gi đoạn 3 tháng đầu: Thời kỳ này một số các cơ quan của bé đang hình thành như: hệ thần kinh, tim, chân, tay… Nếu mẹ sử dụng thuốc giảm đau trong giai đoạn này sẽ dễ dẫn tới tình trạng quái thai, dị dạng hoặc sảy thai… Vì vậy mẹ hãy cẩn trọng và tốt nhất không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau trong thai kỳ.

Ở gia đoạn giữa của thai kỳ: Nếu sử dụng thuốc giảm đau trong giai đoạn này. Mẹ bầ dễ khiến con mình bị dị tật và biến đổi giới tính. 3 tháng giữa thai kỳ là thời kỳ bộ phận sinh dục và hệ thân kinh tiếp tục phát triển. Vì vậy mẹ cũng không nên dùng thuốc giảm đau trong giai đoạn này

ở gi đoạn cuối thai kỳ. Trong 3 tháng cuối này cơ quan của bé đã hình thành và phát triển gần như đầy đủ. Tuy nhiên nếu mẹ bầu dùng thuốc giảm đau trong giai đoạn này vẫn có thể ảnh hưởng đến con. Mẹ có thể đẻ non, hoặc thai bị nhẹ cân, thai nhi chậm phá triển.

Như vậy có thể thấy mẹ bầu bị đa dạ dày khi mang tha không nên dùng thuốc giảm đau. Nếu gặp tình trạng đau và các cơn đau gây khó chịu, hãy tham khảo cách kiểm soát và một số bài thuốc nêu trên. Nếu buộc phải dùng thuốc hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn.

Wiki Fcareplus mong rằng với thông tin nêu trên sẽ giúp các mẹ bầu có được cái nhìn tổng thể nhất. Hãy bắt đầu phòng tránh bệnh lý đau dạ dày kho mang thai từ sớm. Tránh để bệnh lý diễn biến trở nặng. Hãy chia sẻ bài viết tới các mẹ bầu để có thông tin tham khảo hữu ích nhất nhé. Và đề lại comment nếu có bất kỳ câu hỏi gì? các chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp mẹ bầu gỉ đáp nhanh nhất.

Đăng ký nhận thông tin mới nhất qua Email

       

Thảo luận (Nhớ check vào ô thông báo để nhận thông báo khi có người phản hồi nhé!)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.