Những triệu chứng nhiễm HIV/AIDS khiến nhiều cánh mày râu lo lắng khi có quan hệ tình dục không an toàn. Việc nhận biết sớm các triệu chứng nhiễm HIV/AIDS sẽ giúp người bị nhiễm có thể sớm nhận ra tình trạng của mình để có những can thiệp kịp thời, không để tình hình sức khỏe có diễn biến xấu hơn và làm chậm quá trình phát triển, duy trì thời gian.
HIV/AIDS là căn bệnh của thế kỉ với những hệ lụy nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng, cộng đồng, xã hội, kinh tế và thậm chí là chính trị của một quốc gia. Chúng được chia thành ba thời kì chính, với các biểu hiện khác nhau và có thể nhận biết triệu chứng bệnh HIV/AIDS nếu như có sự phát hiện, theo dõi cũng như kiến thức trong các vấn đề liên quan đến căn bệnh.
Bên cạnh đó việc nhận biết được sớm các triệu chứng nhiễm HIV/AIDS còn giúp người nhiễm bệnh có biện pháp ngăn ngừa sự lây lan, bảo vệ những người thân và gia đình hiệu quả. WikiFCarePlus chia sẻ cùng bạn trong chuyên mục hôm nay về các vấn đề liên quan đến một vài triệu chứng nhiễm HIV ban đầu phổ biến ở nam giới.
1. Nhiễm HIV là gì?
HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người, có nghĩa là nếu bạn nhiễm phải nó, khả năng chống bệnh tật của bạn sẽ bị suy yếu. Dấu hiệu nhận biết các triệu chứng nhiễm HIV ở nam giới sớm nhất như sốt có thể đến sớm ngay sau khi đã nhiễm HIV, nhức đầu thường xuyên kèm với cơn sốt, giảm sức chịu đựng không rõ nguyên nhân.
Đó là vì cơ thể có hệ thống miễn dịch chống lại các vi khuẩn, virus, vi sinh vật… gây bệnh có trong môi trường để duy trì sự sống. Trong hệ thống này, bộ phận chủ chốt là đội quân các bạch cầu. Nhưng chính các bạch cầu chỉ huy (T-CD4) của đội quân đó lại là đối tượng tấn công của HIV.
HIV tài tình chui vào cư trú trong mình bạch cầu chỉ huy, nên nó không bị đội quân bạch cầu tiêu diệt. HIV lợi dụng bạch cầu để sinh sôi và sau đó tiêu diệt bạch cầu. Đến khi đa số chỉ huy bị tiêu diệt, cả đội quân trở nên vô hiệu, không chống được bệnh tật nữa.
Sự phá hoại này diễn ra trong thời gian dài. Do vậy, nếu nhiễm HIV thì trong 2-10 năm bạn vẫn thấy khỏe mạnh bình thường, người khác nhìn không biết, bản thân bạn cũng không biết mình mang mầm bệnh. Bạn có thể vô tình truyền HIV cho người khác. Sau thời gian này, các triệu chứng nhiễm HIV sẽ xuất hiện rõ rnàg hơn và bạn sẽ bắt đầu phát bệnh.
2. Bệnh AIDS là gì?
AIDS là tên viết tắt của cụm từ Acquired Immuno Deficiency Syndrom được hiểu là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Một loại bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus gây suy giảm miễn dịch ở người HIV bằng cách giết chết hoặc phá hủy các tế bào miễn dịch của cơ thể.
Đó là khi khả năng chống bệnh suy yếu đến nỗi cơ thể bị các thứ bệnh hoành hành, điều trị không khỏi được. Từ khi phát bệnh AIDS đến lúc chết chỉ vài tháng hoặc nhiều nhất là hai năm.
Khi mới phát bệnh AIDS, bệnh nhân thường sụt cân nhiều, ho kéo dài, tiêu chảy, sốt, sưng hạch, ra mồ hôi đêm, đau họng, lở, có nốt trên da… Đến giai đoạn AIDS toàn phần, người bệnh có thể mắc nhiều bệnh như lao, viêm phổi, bệnh đường ruột, các bệnh phụ khoa… Đây là các bệnh cơ hội, những kẻ “đục nước béo cò”. Tuy nhiên, chính chúng là thủ phạm đưa bạn đến cái chết.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu khoa học vẫn đang vật lộn với HIV. Mặc dù việc nghiên cứu vacxin đã có sự tiến triển, nhưng tất cả còn đang trong thời gian thử nghiệm. Về thuốc chống thì chưa có loại nào trị được HIV, chỉ có một số thuốc làm chậm thì sự sinh sôi của nó, nhưng chi phí điều trị bằng loại thuốc này là khoảng 10.000-20.000 USD/người/năm).
Khi một người nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV), người ấy sẽ dương tính với HIV và HIV sẽ gây ra AIDS. Số bệnh nhân AIDS và người nhiễm HIV đang tăng cao. Hội chứng đặc biệt này rất nghiêm trọng bởi vì nó vô hiệu hóa dần dần cơ thể của bệnh nhân trong việc chống lại bất kỳ loại bệnh tật nào. Hãy chú ý đến các triệu chứng ban đầu của hội chứng này để việc điều trị có thể được bắt đầu sớm.
3. Các triệu chứng nhiễm HIV không thể bỏ qua
3.1 Phát ban trên da
Một triệu chứng HIV sớm và cũng quan trọng ở nam giới nhiễm HIV có thể có là phát ban trên da, đặc biệt là ở vùng ngực. Một số bất thường khác trên da cũng có thể được nhận thấy trong giai đoạn đầu của việc nhiễm bệnh.
Phát ban trên da xuất hiện giống như một miếng vá và có thể nhận thấy rõ ràng do nó sẫm hơn so với những vùng da xung quanh. Một số XY cũng có thể phát triển việc phát ban trên da đi kèm với ngứa và cảm giác nóng rát. Phát ban da thường biến mất trong vòng một vài tuần.
3.2 Sốt từ nhẹ đến vừa
Sốt được xem là một trong những dấu hiệu đầu tiên phổ biến nhất và dễ dàng nhận biết của việc nhiễm HIV ở nam giới. Cơn sốt có thể đến sớm ngay sau khi đã nhiễm HIV. Chúng thường xuất hiện trong vòng 2 – 4 tuần sau khi nhiễm bệnh và có thể được xem như một đợt cảm cúm tồi tệ nhất từ trước tới giờ.
Đặc biệt trong giai đoạn này cũng được xem là thời kì cửa sổ, virus bắt đầu sinh sôi nhiều hơn nên dẫn đến tình trạng như trên, cũng như theo bác sĩ Carlos Malvestutto – giảng viên khoa Dược trường ĐH Y NYU New York nói “ Đó là phản ứng viêm của hệ miễn dịch”.
Thông thường cơn sốt sẽ từ nhẹ đến trung bình, nhiệt độ không vượt quá 38,8 độ C và người bị sốt có thể gặp các triệu chứng sốt như ra mồ hôi và ớn lạnh. Đồng thời có thể kèm theo triệu chứng đau họng hay mệt mỏi kéo dài. Triệu chứng sốt này có thể tiếp tục trong gần 2 tuần trước khi hết.
3.3 Cảm thấy đau đầu và đau họng
Trong thời kì cửa sổ bệnh nhân nhiễm HIV cũng có những triệu chứng như đau đầu và đau họng, được xem là biểu hiện của giai đoạn ARS, theo Tiến sĩ Horberg. Đặc biệt khi bạn có dính líu đến một số hành vi có nguy cơ lây nhiễm thì điều quan trọng là cần phải đi xét nghiệm ngay.
Đau họng: XY bị nhiễm HIV cũng có khả năng bị đau họng, như là một dấu hiệu của triệu chứng HIV ban đầu. Bạn nên xử lý nó đúng cách nếu không nó sẽ gây cho bạn sự khó chịu vô cùng. Nó cũng có thể gây khó khăn cho bạn khi nuốt thức ăn. Một số người có thể bị ảnh hưởng bởi vấn đề chán ăn.
Đau đầu: Nhìn chung, XY nhiễm HIV sẽ có những giai đoạn nhức đầu thường xuyên kèm với cơn sốt. Cường độ của những cơn nhức đầu này có thể xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn nào của cơn sốt, từ nhẹ đến vừa. Nhức đầu do HIV có thể trông tương tự như những cơn nhức đầu thông thường khác. Bạn sẽ triệt tiêu được cơn nhức đầu bằng sự trợ giúp của aspirin, ibuprofen hoặc acetaminophen.
3.4 Giảm sức chịu đựng – Mệt mỏi không rõ vì sao
Người có triệu chứng nhiễm HIV/AIDS sẽ đột ngột bị mệt mỏi và không xác định được nguyên nhân vì sao, cũng như không có triệu chứng báo trước và vì là biểu hiện không cấp tính nên rất dễ bị bỏ qua. Nó có thể nặng hơn khi về chiều và chiều tối, hoặc tối.
Nhiều nam giới nhiễm HIV có thể trải qua những thay đổi không rõ nguyên do trong các mức năng lượng. Họ có thể sẽ thấy mức năng lượng hoặc sức chịu đựng giảm, dẫn đến mệt mỏi. Ngay cả với một ngày làm việc bình thường cũng có thể làm cho họ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.
Tuy nhiên trong trường hợp cơn mệt mỏi chỉ kéo dài vài ngày bạn không cần quá lo lắng vì chúng có thể xuất phát từ sự căng thẳng hoặc lao lực nhiều. Nhưng nếu tình trạng kéo dài hơn một tháng bạn cần phải đến ngay bác sĩ kiểm tra tình hình vì lúc này bạn rất có khả năng bị lây nhiễm HIV.
3.5 Sưng hạch bạch huyết
Thêm một dấu hiệu nhận biết triệu chứng nhiễm HIV ban đầu và cũng rất phổ biến ở nam giới là số lượng các tuyến bạch huyết bị sưng. Viêm hoặc sưng có thể xảy ra trong một hoặc nhiều hạch bạch huyết.
Vùng bị nhiễm thường thấy là cổ và nách. Đa phần, việc viêm hoặc sưng sẽ không gây bất kỳ những khó chịu và đau đớn gì, ngay cả khi bạn chạm vào những hạch bạch huyết đó. Thế nên, thường họ hay bị nhầm lẫn với những bệnh khác.
Khi nhận thấy dấu hiệu sưng to các tuyến hay bị nổi hạch ở cổ, bẹn, nách tuy không phải là dấu hiệu điển hình nhưng sẽ giúp người bệnh hướng tới việc chuẩn đoán chính xác. Bên cạnh đó việc bị sưng không gây đau đớn hay khó chịu gì ngay cả khi bạn chạm vào những vị trí trên.
3.6 Đau nhức cơ bắp và đau khớp
Một triệu chứng nhiễm HIV khác phổ biến ở nam giới là đau ở cơ và khớp. Ngoài ra, cũng có thể trải nghiệm đau nhức cơ thể và theo thời gian có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Người bị nhiễm cần phải nghỉ ngơi giữa quá trình làm việc.
Một số người có thể nhầm lẫn giữa việc bị nhiễm virus với cảm cúm và HIV hay có thể là bệnh gan hoặc giang mai. Tuy nhiên không quá quan trọng để phân biệt mà bạn cần phải kiểm tra để có kết quả chính xác, đôi khi chúng có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày.
3.7 Buồn nôn hoặc bị Tiêu chảy
Bên cạnh các triệu chứng nhiễm HIV còn xuất hiện dấu hiệu buồn nôn hay tiêu chảy. Trong giai đoạn sớm của bệnh HIV khoảng 30% – 60% người bệnh bị buồn nôn hoặc tiêu chảy ngắn hạn.
Thế nhưng cũng tương tự như một số dấu hiệu khác, người có nguy cơ cần đi kiểm tra chính xác, dùng thuốc khi ở giai đoạn phơi nhiễm để hạn chế tình trạng dương tính khi còn khả năng thay đổi.
4. Các giai đoạn nhiễm HIV
4.1 Giai đoạn cửa sổ
Sau khi bị nhiễm HIV một thời gian khoảng 3 tuần đến 3 tháng hoặc lâu hơn, cơ thể mới sinh ra kháng thể chống lại HIV (kháng thể là chất do hệ miễn dịch sinh ra để chống lại các kháng nguyên – là các vi sinh vật gây bệnh) còn ít nên chưa thể phát hiện được bằng các phương pháp xét nghiệm máu thông thường (phương pháp xét nghiệm tìm kháng thể). Do vậy người ta còn gọi giai đoạn này là “giai đoạn cửa sổ”.
Trong giai đoạn này, nhìn chung người nhiễm HIV không có biểu hiện triệu chứng bệnh nào. Một số người nhiễm HIV (khoảng 20 – 50%) có thể có các triệu chứng giống như cảm cúm (sốt nhẹ, đau đầu, ngứa họng, mỏi nhừ người, khó chịu…), nhưng các triệu chứng này sẽ tự mất đi sau vài ngày, vài tuần nên cả người nhiễm, người ngoài, hay bác sĩ đều không thể nhận biết được.
Vào cuối thời kỳ cửa sổ, lượng kháng thể tăng cao, đến mức có thể phát hiện được người nhiễm HIV bằng các phương pháp xét nghiệm máu thông thường. Có nghĩa là huyết thanh từ “âm tính” đã chuyển sang “dương tính”, do vậy người ta còn gọi đây là giai đoạn “chuyển đổi huyết thanh”.
Cần lưu ý rằng giai đoạn cửa sổ là giai đoạn nguy hiểm. Vì chưa có kháng thể hay lượng kháng thể còn ít, nên HIV “sản sinh” rất nhanh và do vậy khả năng lây truyền từ người này sang người khác là rất lớn, trong khi đó ta không biết ai là người nhiễm và bản thân người nhiễm cũng không biết mình bị nhiễm.
Đây chính là cơ sở khoa học để đặt ra yêu cầu dự phòng phổ cập, nghĩa là dự phòng HIV trong mọi trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết sinh học của người khác.
4.2 Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng
Một thời gian dài sau thời điểm “chuyển đổi huyết thanh” có thể kéo dài 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn tùy thuộc vào thể trạng của người mang HIV trong cơ thể người nhiễm lượng kháng thể ở mức cao, còn lượng HIV ở mức thấp, nên nhìn chung người nhiễm HIV vẫn không có biểu hiện của các triệu chứng bệnh.
Tuy nhiên, ở bên trong cơ thể người nhiễm HIV “cuộc chiến đấu không khoan nhượng” giữa HIV và hệ thống miễn dịch vẫn tiếp tục xảy ra.
4.3 Giai đoạn cận AIDS
Ở giai đoạn này, trong cơ thể người nhiễm HIV, lượng kháng thể bắt đầu suy giảm, đồng thời lượng HIV bắt đầu tăng nhanh và ở người nhiễm HIV đã bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh khác nhau.
Các triệu chứng thường gặp là: sưng hạch kéo dài nhưng không đau ở nhiều nơi trên cơ thể (phổ biến là sưng hạch ở vùng cổ và nách) và các triệu chứng khác như sụt cân, sốt, đổ mồ hôi trộm, tiêu chảy, rối loạn cảm giác, giảm sút trí nhớ, tổn thương ở da…
4.4 Giai đoạn AIDS
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình lây nhiễm HIV. Vào giai đoạn này, lượng kháng thể trong cơ thể người nhiễm HIV suy giảm mạnh, ngược lại lượng HIV tăng lên nhanh chóng, hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoàn toàn và người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS với những bệnh cảnh của nhiễm trùng cơ hội và ung thư dẫn đến tử vong.
Ngoài những triệu chứng bệnh HIV/AIDS trên người nhiễm còn có những biểu hiện khác như nhận thấy sự bất thường ở miệng và bộ phận sinh dục, xuất hiện tình trạng phát ban, ho, sụt cân hay các vấn đề về ý thức, nhầm lẫn, khó tập trung thậm chí là sự thay đổi về động cơ, trở nên vụng về, thiếu sự phối hợp…Không chỉ vậy còn có thể bị đổ mồi hôi đêm, kinh nguyệt không đều, khó chịu, nghẹt mũi, khó thở hay bị chán ăn…
5. Xét nghiệm HIV gồm những xét nghiệm gì?
5.1 Xét nghiệm kháng thể
Xét nghiệm kháng thể là loại xét nghiệm phổ biến, đơn giản nhất để xác định có nhiễm Virus HIV hay không, chính xác 100% sau 28 ngày có nguy cơ lây nhiễm. Kết quá xét nghiệm HIV được giữ bí mật, với chi phí khác nhau tùy vào loại hình dịch vụ thực hiện.
Xét nghiệm kháng thể là loại xét nghiệm được tiến hành phổ biến nhất, gián tiếp chỉ ra sự có mặt của HIV thông qua việc phát hiện kháng thể kháng HIV. Quy trình gồm sàng lọc ban đầu bằng xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA).
Nếu kết quả (+), xét nghiệm ELISA được làm lại, nếu vẫn dương tính, kết quả được xác nhận bằng một phương pháp khác, thường là Western blot hoặc xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang.
Xét nghiệm Western blot: Xác định kháng nguyên đặc trưng của virus HIV (đặc thù theo từng cộng đồng theo châu lục
Xét nghiệm Elisa: Là một xét nghiệm nhằm xác định kháng thể kháng HIV có trong huyết thanh của người nhiễm. Xét nghiệm này được trình bày theo cơ chế sau:
- Kháng nguyên HIV được phủ lên trên những hạt nhựa gắn Elisa
- Huyết thanh người có chứa kháng thể (kháng thể thứ nhất). Nếu người nhiễm HIV thì huyết thanh sẽ có kháng thể kháng HIV và kháng thể này sẽ gắn với kháng nguyên HIV đã được gắn trên hạt nhựa
- Kháng immunoglobulin (kháng thể kháng kháng thể người – kháng thể thứ hai) có chứa enzym. Đây là kháng thể thứ hai và nó sẽ gắn với kháng thể kháng HIV nếu kháng thể này hiện diện.
- Chỉ thị màu nếu enzym của (kháng thể thứ hai) hoạt động (gắn vào kháng thể thứ nhất) sẽ làm chuyển màu
5.2 Xét nghiệm trực tiếp
Xét nghiệm trực tiếp là phát hiện chính bản thân HIV, bao gồm các xét nghiệm kháng nguyên (kháng nguyên p24), nuôi cấy HIV, xét nghiệm acid nucleic của tế bào lympho máu ngoại vi, và phản ứng chuỗi polymerase.
5.3 Các trường hợp kết quả xét nghiệm HIV
Xét nghiệm HIV kết quả âm tính: trong máu không có kháng thể kháng HIV. Có hai khả nǎng: hoặc là bạn không có HIV, hoặc là bạn có HIV nhưng đang ở trong “thời kỳ cửa sổ’’.
Xét nghiệm HIV kết quả dương tính: trong máu có kháng thể kháng HIV, có nghĩa là bạn có HIV. Chỉ có trường hợp trẻ sơ sinh là khác, vì có khi bé không có vi rút HIV nhưng lại có kháng thể của mẹ truyền sang.
Xét nghiệm HIV không rõ kết quả: Nguyên nhân có thể là do bạn đang ở trong “thời kỳ cửa sổ”, cũng có thể do bạn dùng một số loại thuốc nào đó làm ảnh hưởng đến khả nǎng nhận diện kháng thể nên không xét nghiệm được rõ ràng.
Thời kỳ cửa sổ là thời gian sau khi đã nhiễm HIV nhưng cơ thể chưa kịp tại kháng thể hoặc lượng kháng thể sinh ra quá nhỉ. Xét nghiệm khi đó chưa tìm được mầm bệnh. Thường thì thời kỳ này là trong vòng 3 tháng, cũng có người dài hơn, nhưng nói chung không quá 6 tháng.
Bài viết được tham khảo TẠI ĐÂY!