Tiêm phòng HPV trước khi có thai là điều quan trọng và cần thiết ở các cặp vợ chồng khi quyết định có em bé. Tiêm phòng HPV trước khi mang thai là điều cần thiết bởi HPV là căn bệnh phổ biến và thường lây lan qua đường tình dục (quan hệ không an toàn). Tiêm phòng HPV có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tới 98%, bởi vậy mà vắc-xin này thường được gọi là vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung. Nếu không được phòng ngừa tốt, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm nhiễm vùng sinh dục, ung thư và thậm chí là ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Nếu thai phụ tiêm phòng HPV trước khi mang bầu đầy đủ, bản thân thai phụ sẽ tránh được nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm cho thai nhi. Hơn nữa, cơ thể người mẹ khi được tiêm phòng HPV còn tạo được hệ miễn dịch thụ động cho bé trong những năm tháng đầu đời. Đây cũng là lý do các bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến nghị các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tiêm phòng HPV trước khi mang bầu đầy đủ để bảo vệ mình và thai nhi.
HPV còn được biết đến là tên viết tắt của loại siêu vi gây bệnh mụn giộp, mưng mủ ở bộ phận sinh dục. Các triệu chứng của bệnh có thể không xuất hiện ngay lập tức. Vì vậy, rất khó để xác định chính xác người mắc bệnh bị nhiễm HPV vào thời điểm nào. Có rất nhiều loại virus HPV khác nhau, nhưng không phải tất cả đều gây bệnh nghiêm trọng. HPV cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con, nhưng điều này rất hiếm khi xảy ra.
Tuy nhiên, có một số trường hợp sau khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm HPV vài tuần đến vài tháng mới có dấu hiệu phát bệnh. Nếu không được phòng ngừa tốt, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như: viêm nhiễm vùng sinh dục, ung thư và thậm chí là ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cùng Wiki FCarePlus tìm hiểu về căn bệnh HPV cũng như sự cần thiết của việc tiêm phòng HPV trước khi có thai các bạn nhé!
1. Virus HPV là gì?
HPV (Human Papilloma Virus) là các virus ADN, hình cầu không có vỏ, đường kính 52-55 nm. HPV gây bệnh cho các tế bào biểu mô: có ở da, cổ tử cung, âm đạo, dương vật, mũi, miệng, họng, lớp trong mí mắt.
HPV là căn bệnh phổ biến – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexually transmitted infection – STI). HPV là nguyên nhân có thể gây ra hầu hết các bệnh về ung thư cổ tử cung.
Vì vậy, vắc xin HPV được khuyến nghị tiêm cho trẻ em từ 11 hoặc 12 tuổi đến 26 tuổi. Tiêm phòng HPV không được khuyến cáo tiêm trong thai kỳ. Đối với những phụ nữ chưa tiêm phòng HPV, tốt nhất nên chủ động tiêm trước khi có em bé.
Bệnh HPV có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, đặc biệt khả năng bị nhiễm cao nếu quan hệ tình dục không an toàn và không tiêm phòng HPV. Các nhà khoa học đã tìm ra hơn 100 chủng virus HPV khác nhau. Hầu hết trong số đó đều vô hại, không xuất hiện triệu chứng và tự khỏi không cần điều trị.
Tuy nhiên, có hơn 40 chủng virus HPV có thể gây bệnh tại bộ phận sinh dục và hậu môn. Trong đó, có 15 chủng HPV có nguy cơ cao (chủng 16 và chủng 18), có thể gây bệnh ung thư từ ung thư cổ tử cung đến hậu môn và các bộ phận sinh dục khác. Các chủng ít nguy hiểm hơn có thể gây ra mụn cóc ở bàn chân (đặc biệt là lòng bàn chân), mụn cóc ở bộ phận sinh dục.
Phần lớn các trường hợp bị nhiễm virus HPV không có bất cứ triệu chứng gì và có thể tự khỏi và trong vòng 1 – 3 năm mà không gây ra bất cứ vấn đề sức khỏe nào. Tuy nhiên, có một vài trường hợp nhiễm HPV tồn tại trong nhiều năm gây ảnh hưởng đến sức khỏe như: mụn giộp ở bộ phận sinh dục (mụn to, nhỏ hoặc có hình dạng như bông cải).
Đặc biệt, HPV có thể gây bệnh ung thư cổ tử cung và các loại bệnh ung thư khác như ung thư: ung thư âm đạo, ung thư dương vật hoặc hậu môn. HPV cũng có thể gây ung thư ở phía sau họng như lưỡi và amidan (thường gọi là ung thư vòm họng).
2. Tiêm phòng HPV – Vì sao?
HPV rất dễ lây truyền qua đường tình dục dù chỉ quan hệ với 1 người duy nhất. Do đó, việc tiêm phòng HPV trước khi mang thai sẽ giúp bạn ngăn ngừa sự lây lan các loại bệnh cũng như bảo vệ sức khỏe của người mẹ và thai nhi về sau. Khi người mẹ truyền HPV cho con thì đứa bé trong bào thai có nguy cơ sinh non. Vì vậy người mẹ cần được tiêm phòng HPV trước khi có thai.
Vắc xin HPV là một trong 2 loại vắc xin phổ biến dùng để ngăn ngừa virus HPV. Xin lưu ý một điều là vắc-xin tiêm phòng HPV có 2 loại khác nhau: CervarixR và GardasilR, nhưng chỉ có loại vắc-xin GardasilR là tiêm được cho cả nam và nữ.
Nếu được tiêm phòng HPV trước khi tiếp xúc với virus, vắc xin có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Ngoài ra, loại vắc xin HPV này có thể ngăn ngừa các bệnh khác như: ung thư âm đạo, âm hộ, hậu môn, mụn cơm sinh dục…
3. Độ tuổi nào thích hợp tiêm phòng HPV?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), độ tuổi lý tưởng để tiêm phòng HPV là tất cả trẻ em gái từ 10 – 12 tuổi nhưng cũng có thể được bắt đầu từ 9 – 25 tuổi. Với những phụ nữ từ 20 – 25 tuổi chưa kết hôn vẫn có thể tiêm phòng HPV, nhưng hiệu quả giảm đi 1,5 lần.
Theo CDC, dù vắc-xin ngừa HPV không được khuyến nghị sử dụng cho độ tuổi từ 26 trở lên nhưng vẫn có thể hữu ích đối với những người từ 27 – 45 tuổi thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm HPV mà chưa từng được tiêm phòng HPV.
Vắc-xin HPV có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm, có tác dụng tốt nhất khi được tiêm phòng cho những người chưa có hoạt động tình dục hay chưa phơi nhiễm với virus. Tuy nhiên, vắc-xin HPV vẫn có thể làm giảm nguy cơ nhiễm virus HPV nếu được tiêm cho những người đã có hoạt động tình dục, thậm chí đã từng nhiễm virus HPV.
Tại Việt Nam, từ năm 2008 Bộ Y tế đã cấp phép lưu hành 2 loại vắc-xin Gardasil (Mỹ) ngừa 4 type HPV 6, 11,16, 18 và Cervarix (Bỉ) ngừa 2 type HPV 6, 11 gây sùi mào gà, ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo.
Tuy nhiên, cả 2 loại vắc-xin HPV nói trên hiện chỉ được cấp phép lưu hành tại Việt Nam với chỉ định dùng cho đối tượng tiêm chủng là nữ giới trong lứa tuổi từ 9 – 25 tuổi.
Do đó, hiện mới chỉ có phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam được chấp thuận cho tiêm phòng các vắc-xin HPV này. Đối với những phụ nữ có ý định sinh em bé, thời điểm tốt nhất để tiêm phòng HPV là 3 tháng trước khi mang thai.
4. Thời gian tiêm phòng HPV cách nhau bao lâu?
Để đạt hiệu quả tối đa của việc tiêm phòng HPV trước khi mang thai, bạn cần hoàn thành 3 mũi trước khi có quan hệ tình dục. Về lịch trình tiêm phòng HPV mũi thứ hai nên tiêm sau mũi thứ nhất từ 1 – 2 tháng. Đối với mũi thứ 3, bạn nên tiêm sau mũi thứ nhất từ 6 tháng trở lên.
5. Có thể mang thai sau khi tiêm phòng HPV bao lâu?
Thời điểm tốt nhất để mang thai là 3 tháng sau khi tiêm phòng HPV mũi cuối cùng. Tuy nhiên, nếu chẳng may bạn có thai khi mới tiêm ngừa, bạn cần đến bệnh viện để được theo dõi kỹ lưỡng sự phát triển của em bé.
Đồng thời, bạn nên ăn uống đầy đủ và tuân thủ những chỉ dẫn khám bệnh của bác sĩ sản khoa. Để có kết quả chính xác về việc tiêm phòng HPV có gây tác dụng phụ gì đối với thai nhi, bạn cần thực hiện các siêu âm và xét nghiệm cần thiết. Khi đó, bác sĩ sẽ thông báo chỉ số rủi ro và đưa ra kết luận chữa trị.
6. Trường hợp nào không nên tiêm phòng HPV
Các bạn nên lưu ý một điều không phải tất cả các trường hợp đều có thể tiêm phòng HPV. Không nên tiến hành tiêm phòng HPV đối với các trường hợp chống chỉ định như sau:
- Mắc các bệnh cấp tính nặng
- Đang mang thai hoặc có kế hoạch sẽ có thai trong vòng 6 tháng sắp tới
- Những người nhạy cảm với nấm men hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc chủng.
- Lỡ mang thai sau khi tiêm phòng HPV mũi đầu tiên thì không nên tiêm các mũi tiếp theo. Sau khi sinh và kết thúc quá trình cho con bú, mới nên tiếp tục tiêm phòng HPV những mũi tiếp theo.
Việc tiêm phòng HPV không chỉ giúp các chị em phụ nữ ngăn ngừa các loại bệnh như viêm nhiễm bộ phận sinh dục, ung thư cổ tử cung, mà còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe của thai nhi một cách tốt nhất.
Sau khi tiêm phòng HPV, cơ thể có thể xảy ra một số phản ứng phụ không mong muốn như sốt nhẹ, sưng đau tại vị trí tiêm. Với trường hợp này, các chị em có thể chườm khăn ấm, dùng khăn ấm lau người, bổ sung nhiều trái cây giàu vitamin và rau xanh để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu.
Nếu xuất hiện tình trạng sốt kéo dài 3 – 4 ngày, sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì thì nên đến cơ sở y tế để kiểm tra xử lý kịp thời. Nói tóm lại, tiêm phòng HPV trước khi mang bầu là cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro cho bé trong suốt thai kỳ.
Tiêm phòng đầy đủ tạo tiền đề để trẻ chào đời khỏe mạnh và tránh nguy cơ mắc phải nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khi mới sinh. Vì vậy, các chị em phụ nữ có ý định mang thai nên theo dõi lịch tiêm và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin từ khi có kế hoạch mang thai cho đến khi kết thúc thai kỳ.
Nếu lỡ mang thai sau khi tiêm phòng HPV mũi đầu tiên hoặc mũi thứ 2, bạn nên đi khám sản khoa sớm và trình bày với bác sĩ về tình trạng tiêm chủng của mình, để sớm được tư vấn kỹ hơn.
Mặc dù vắc xin phòng HPV tại Việt Nam chỉ được chỉ định tiêm ở nữ giới, các nhà khoa học cho rằng các bé trai trong độ tuổi dậy thì cũng có thể thu được lợi ích từ tiêm phòng HPV. Hiện nay, theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), cần xem xét mở rộng chương trình tiêm phòng HPV cho các bé trai.
Sau khi một nghiên cứu cho thấy số nam giới mắc bệnh ung thư do nhiễm virus HPV sẽ vượt xa nữ giới, và nhiễm HPV có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng, ung thư miệng, lưỡi ở nam giới cũng như ung thư đường sinh dục nam giới (hậu môn, dương vật…).
Tiêm vắc xin phòng HPV không cần xét nghiệm trước tiêm. Nữ giới nằm trong độ tuổi 9 – 26, không mang thai, không dị ứng với thành phần nào của vắc xin, không mắc các bệnh cấp tính…..là đủ điều kiện tiêm vắc xin này. Tất cả chị em nên được khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng. Hy vọng với các chia sẻ về việc tiêm phòng HPV của Wiki FCarePlus sẽ giúp các chị em nhận biết thêm nhiều thông tin hữu ích để có sự chuẩn bị thật tốt cho mình trước khi bắt đầu làm mẹ.
Bài viết được tham khảo TẠI ĐÂY!