Ngồi lên ngồi xuống chóng mặt, dễ bị choáng, hay bị tê chân tay,… đó là những tình trạng của việc giảm hồng cầu trong máu khiến oxy không được vận chuyển kịp lúc đến não. Vậy giảm hồng cầu là gì ? Hãy cùng WiKi FCarePlus tìm hiểu và củng cố lại kiến thức của mình về tình trạng này nhé!
Giảm hồng cầu là gì
Giảm hồng cầu là gì? Đó tình trạng mà lượng hồng cầu trong máu thấp hơn mức trung bình đối với cơ thể người bình thường. Lượng hồng cầu trung bình của người bình thường là 4,2 triệu hồng cầu trên mỗi mm3 và ở nữ là 3,8 triệu hồng cầu trên mm3. Lượng hồng cầu trong cơ thể chúng ta tăng giảm linh hoạt tùy từng hoạt động ví dụ như khi chúng ta ngủ lượng hồng cầu sẽ giảm và khi chúng ta hoạt động mạnh lượng hồng cầu sẽ tăng để cung cấp đủ oxy cho não.
Lượng hồng cầu của trẻ sơ sinh khoảng 5 triệu tế bào hồng cầu/mm3, nhiều hơn so với người bình thường và lượng hồng cầu này sẽ giảm dần và sẽ làm vàng da của trẻ, nhưng nó sẽ tăng trở lại bình thường sau vài tháng.
Nguyên nhân và dấu hiệu của giảm hồng cầu
Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu
Hồng cầu của chúng ta sẽ tăng giảm tùy theo hoạt động của chúng ta, nhưng ngoài ra vẫn còn một số nguyên nhân khiến lượng hồng cầu trong máu bạn giảm:
· Do mang thai
· Do thiếu sắt
· Do mất nhiều máu
· Do thiếu hụt vitamin B12 và axit folic
· Do các bệnh lý liên quan đến hồng cầu và máu
· Cũng có thể bạch cầu tăng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hồng cầu và tiểu cầu
Dấu hiệu giảm tiểu cầu
Dấu hiệu của hồng cầu giảm nhẹ cũng khó nhận ra trong hoạt động thường ngày, có thể chúng ta đã từng trải qua nhưng không để ý, chỉ khi bị nặng thì những dấu hiệu đó mới rõ rệt. Dưới đây là một số dấu hiệu mà bạn sẽ trải qua khi bị giảm hồng cầu.
· Đau, nhức đầu
· Màu da nhợt nhạt
· Không tập trung
· Dễ tê chân tay
· Đứng lên ngồi xuống chóng mặt
· Mệt mỏi khi hoạt động mạnh
· Khó chịu gắt gỏng
· Móng tay giòn
Giảm hồng cầu ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ khi mang thai sẽ thường thiếu máu vì lượng sắt thiếu trong quá trình kinh nguyệt trước khi mang bầu. Vì thế, phụ nữ khi mang thai cần phải bổ sung thực phẩm chứa sắt cũng như uống bổ sung sắt trong thời gian mang thai để dự trữ cho thời gian sau sinh em bé và cung cấp dưỡng chất cho sự hình thành và phát triển của bé. Có nhiều nguyên nhân khác gây nên việc giảm hồng cầu ở các thai phụ.
· Chế độ ăn uống ít sắt
· Thai phụ bị nghén nặng và nhẹ cân sẽ dễ bị thiếu hồng cầu hơn
· Do các bệnh lý mãn tính liên quan
· Chế độ ăn uống thiếu sắt
· Do mang thai đôi hoặc thai ba
· Do sự tăng trưởng của bé đòi hỏi nhu cầu cao nồng độ huyết sắc tố
Xem thêm: Mang thai tháng đầu ăn gì tốt cho thai nhi
Giảm hồng cầu nên ăn gì
Người ta thường nói ăn gì bổ nấy, bởi thế thường những người thiếu máu sẽ ăn những thứ có màu đỏ, dưới đây là một số thực phẩm nên ăn khi bị giảm hồng cầu:
Củ dền đỏ: Củ dền đỏ rất tốt trong việc tăng lượng hồng cầu trong máu, nên bổ sung thực phẩm này vào trong thực đơn bữa ăn hằng ngày. Với những người bị thiếu máu có thể uống nước củ dền mỗi tuần một lần để tăng lượng hồng cầu trong máu.
Quả lựu: Quả lựu chứa nhiều vitamin với chất sắt giúp bổ sung lượng hồng cầu bị mất ngoài ra còn giúp chị em đẹp da hơn.
Thịt đỏ: Thịt đỏ cung cấp một lượng chất sắt và protein rất lớn, nó giúp cơ thể sản sinh lượng hồng cầu cũng như tái tạo lượng hồng cầu cũ.
Gan: Gan có 1 lượng sắt lớn, phù hợp với những người thiếu máu do sắt.
Bí đỏ: Bí đỏ có chứa nhiều vitamin A tốt cho trí não, thị giác giúp tăng lượng hồng cầu trong máu.
Trên đây là những thông tin để trả lời cho câu hỏi giảm hồng cầu là gì mà WiKi FCarePlus muốn gửi đến bạn, hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn bổ sung thêm kiến thức và trả lời được câu hỏi giảm hồng cầu là gì. Hãy chăm sóc sức khỏe chủ động cùng WiKi FCarePlus để có một sức khỏe tốt hơn nhé!
Xem thêm: Tổng quan về thiếu máu